Xuất nhập khẩu tại chỗ và những thủ tục bạn cần biết
Xuất khẩu tại chỗ ngày càng được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức xuất khẩu truyền thống. Hình thức tại chỗ này không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất. Hãy cùng Peace Logistics tìm hiểu về thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ.
1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ là việc hàng hoá được các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất tại.Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ là doanh nghiệp nhận hàng hoá từ các doanh nghiệp xuất khẩu.theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ là doanh nghiệp bán hàng cho các thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu và.doanh nghiệp nhập khẩu phải ký hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, trong hợp đồng bắt buộc phải nêu rõ hàng.được giao nhận tại Việt Nam và tên, địa chỉ doanh nghiệp giao, nhận hàng hoá.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ
2.1. Quy trình thực hiện xuất khẩu tại chỗ
Đối với người xuất khẩu
- Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu;
- Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
- Bước 3: Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
Đối với người nhập khẩu
- Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời.hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa.xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
- Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
2.2. Hồ sơ cần chuẩn bị
Đối với hàng hoá nhập khẩu
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại.Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển.bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua.bán giữa khu.phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.thuế quan: 01 bản chính nếu xuất.khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo.kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ.quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy).
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.(Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính.hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.
Đối với hàng hoá xuất khẩu
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông.tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
- Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản.chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả.kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Trên đây là những thông tin cơ bản về xuất nhập khẩu tại chỗ. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia tư vấn xuất nhập khẩu hàng đầu.