Thủ tục nhập khẩu rượu từ nước ngoài về Việt Nam – những quy định mới nhất
Hiện nay, nhu cầu sử dụng rượu ngoại tại Việt Nam ngày càng cao. Bởi thế, nhu cầu nhập khẩu rượu về Việt Nam cũng vì thế mà tăng lên. Hãy cùng Peace Logistics tìm hiểu xem nhập khẩu rượu về Việt Nam cần có những thủ tục gì qua bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý cho nhập khẩu rượu thủ tục nhập khẩu rượu
Việc nhập khẩu rượu tuân thủ theo những quy định sau:
– Nghị định 105/2017/NĐ-CP
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
2. Mã HS và mức thuế nhập khẩu thủ tục nhập khẩu rượu
2.1. Mã HS
Để xác định mã HS của hàng hóa cần căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,…của hàng hóa thực tế nhập khẩu và căn cứ Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính; 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Do Công ty không nêu cụ thể về loại bia, rượu, nồng độ… chúng tôi không thể tư vấn cụ thể mã HS.
– Đối với mặt hàng Bia sản xuất từ malt, Công ty tham khào mã HS sau:
- Bia đen hoặc bia nâu: 2203.00.10
- Loại khác, kể cả bia ale: 2203.0090
– Đối với mặt hàng rượu, tuỳ theo từng loại rượu, nồng độ cồn tính theo dung tích có mã HS khác nhau. Công ty có thể tham khảo mã HS thuộc các nhóm 2204, 2205, 2206, 2207, 2208.
2.2. Chính sách thuế
– Mặt hàng bia, rượu nhập khẩu để kinh doanh, tuỳ theo từng loại cụ thể, có thể chịu các loại thuế khi nhập khẩu gồm: thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế suất thuế nhập khẩu: Công ty tham khảo vào Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm Nghị định 122/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/09/2016). Trong trường nhập nhập khẩu từ các nước Châu Âu có ký kết Hiệp Định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu, có C/O hợp lệ thì hưởng mức thuế suất ưu đãi đặt biệt theo Nghị định số 137/2016/NĐ-CP ngày 29/09/2016 của Chính phủ.
- Thuế suất thuế GTGT: Công ty tham khảo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.
- Thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt: Công ty tham khảo Biệu thuế đặc biệt quy định tại khoản 4, Điều 1, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (có hiệu lực ngày 01/01/2016).
3. Quy trình và thủ tục nhập khẩu rượu
Về cơ bản, khi tiến hành nhập khẩu rượu, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
- Có giấy phép nhập khẩu đủ điều kiện kinh doanh, phân phối rượu
- Tiến hành thủ tục công bố sản phẩm rượu trước khi hàng về
- Hàng về tiến hành kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
- Tiến hành đăng ký và dán tem
Hồ sơ hải quan nhập khẩu rượu sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
- Bill of Lading
- C/O nếu có
- Giấy phép nhập khẩu
- Hợp đồng ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác)
- Các chứng từ khác
Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu rượu và các mặt hàng khác xin liên hệ với chúng tôi sớm nhất để được tư vấn.
Bài viết liên quan:
>> Những thủ tục nhập khẩu bánh kẹo bạn cần biết
>> Thủ tục nhập khẩu máy móc nông nghiệp đã qua sử dụng