HIDE

Các thông tin trên container mà bạn cần phải biết

Container có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ có những ký tự riêng biệt khác nhau và các chuẩn về kích thước cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chủ yếu có các loại container sau ( 20’DC or 20’GP, 40’GP, 45’GP, 20’ISO Tank, 20’OT, 40’OT,20’RF, 40’RF, 40’FR,  và chúng tôi cũng chỉ diễn giải cho các loại này thôi.

Những thông tin chung, phần lớn các thông tin này được ghi hầu hết sau cửa container, các thông số sau phía container sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 6346 (international shipping container standard). Trong bài viết này, Peace Logistics sẽ chia sẻ với bạn những thông tin trên container cơ bản nhất.

thông tin trên container

(1) Phần đầu số container:

Gồm có 10 ký tự, trong đó 4 ký tự đầu là chữ và 6 ký tự sau và số. 4 ký từ đầu (TEM +U): gồm 3 ký tự đầu là mã của chủ sở hữu container, (chủ sở hữu container không nhất thiết phải là hãng tàu như trên hình TEX là chủ container, công ty này không khai thác container mà chỉ làm dịch vụ sản xuất và cho thuê container thôi, một số người thường nói container có chữ TEX là vô chủ thì nó dễ gây hiểu nhầm).

Ký tự U = freight containers

(ngoài ra có một số ký tự khác J: detachable freight container related equipment

R: reefer (refridgerated) containers

U: freight containers

Z: trailers and chassis)

6 số tiếp theo là các số cho ngẫu nhiên bởi chủ của container.

(2) Số kiểm tra

Số này được sinh ra bằng cách tính tổng các số quy đổi từ 10 số trước rồi đem chia cho 11, số dư chính là số kiểm tra. Về xác định số này chúng tôi đã có bài viết về Kiểm tra số container.

(3) Dãy 4 ký tự được chia làm 3 phần nhỏ

Ký tự đầu là biểu thị chiều dài của container: số 2 nghĩa là dài 20 feet, số 4 là dài 40 feet, chữ L là dài 45 feet, chữ M là dài 48 feet (1 feet, hiểu theo nghĩa đúng là 1 bàn chân (chân tây không phải chân ta), 1 feet xấp xỉ bằng 30cm)

Ký tự thứ hai là biểu thị chiều cao của container: số 0 là biểu thị cho 8 feet (8’0”), số 2 là biểu thị 8 feet 6 inches (8’6”), số 5 biểu thị 9 feet 6 inches (9’6”).

Hai ký tự cuối là loại container (vd: cont thường, cont lạnh, cont quá khổ …), những loại thường gặp:

G (General): Container thường không có hệ thống bảo ôn (ổn định nhiệt).

  • G0 (container mở một đầu hoặc hai đầu nghĩa là có cửa một đầu hoặc hai đầu);
  • G1 (container thường, có lỗ thông gió phía trên)
  • GP là thể hiện chung cho G0 và G1.

R (Refrigerate): Container lạnh

  • R0 container chỉ làm lạnh (nghĩa là chỉ giảm nhiệt độ, không có tăng lên được);
  • R1 container có khả năng vừa tăng và giảm nhiệt độ tùy ý (sử dụng máy phát điều hòa).

U (Open top):

Cont mở mái (khác container mà bị người ta cắt nóc từ cont 20’ và 40’ GP, nhìn thì giống nhưng thông số kỹ thuật khác nhau). Thường gặp UT or U1 (vd: 22UT, 22U1, 42UT,42U1) (nghĩa là container open top).

T ( Tank container): cont bồn

Hiện tại ở Việt Nam thường thấy là container bồn 20’. Có rất nhiều loại mỗi loại sẽ ứng với các mức độ chịu sức ép khác nhau từ T0 đến T8. Được chia làm 3 nhóm chính từ T0 đến T2 thuộc nhóm TN (T: Tank; N: Nondangerous liquids) , từ T3 đến T6 thuộc nhóm TD (T: Tank; N: Dangerous liquids) ,  T7 và T8 thuộc nhóm TG (T: Tank; G:Gases). Loại thường gặp là T6 (ý nghĩa là chịu được sức ép 600kPa (1kPa = 1000 N/m2)). Việc hiểu rõ về các loại tank để khi được hãng tàu cấp container đóng hàng phù hợp với hóa chất của quý công ty, nếu việc cấp container sai dẫn tới container bị rò rĩ, nổ, vỡ thì hoàn toàn là lỗi của người cấp container đây là điểm lưu ý quan trọng trong việc vận chuyển hàng bằng container bồn.

P (Platfrom container):

Container phản (tấm phản) – Nghĩa là container chỉ có sàn container. Đối với loại này điển hình nhất là container flat rack (hai tấm chắn ở đầu container và cuối container chỉ có chức năng cho việc xếp dỡ container lên tàu, xuống tàu, lên phương tiện, xuống phương tiện). Loại thường gặp là P3 or PC (nghĩa là container flat rack có hai tấm chắn hai đầu).

(4) MAX. GROSS

Tổng trọng lượng tối đa cho phép. Nghĩa là tổng trọng lượng của nguyên container bao gồm vỏ container và trọng lượng vất chất tối đa đóng trong container (hàng hóa, vật liệu chèn lót, lashing …).

MAX. GROSS = TARE + PAYLOAD (NET)

Đơn vị tính là kg (kilogam) và lb(pounds), (1kg = 2.2045lb), đơn vị này theo tiêu chuẩn ISO 6346,

(5) TARE

Trọng lượng vỏ container theo thiết kế. Theo thiết kế có nghĩa là trong thời gian khai thác container thì có rất nhiều lần container được mang đi sửa (làm lại ván sàn, vá lỗ thủng, …) thì sẽ làm cho trọng lượng ban đầu của vỏ container bị thay đổi, tuy nhiên việc thay đổi này thường không đáng kể.

(6) PAYLOAD (NET)

Tổng lượng vật chất tối đa được phép đóng vào contaier, bao gồm: Hàng hóa, bao bì, các vật chèn lót, lashing …

Đối với số (4), (5), (6) hiện tại đang liên quan đến việc làm VGM (Verified Gross Mass) – xác nhận toàn bộ khối lượng container. Điền các thông tin lên mẫu VGM có hai mục chính đó là

  • Khối lượng sử dụng lớn nhất (chính là MAX.GROSS được ghi sau của container)
  • Xác nhận toàn bộ khối lượng container (chính là =TARE + lượng vật chất đóng thực tế vào trong container)

(7) CUBIC. CAPA (Cubic capacity)

Tổng số khối, tổng số khối bằng kích thước bên trong của container nhân lại với nhau. Có hai đơn vị là M3 (mét khối) và Ft3(feet khối – kích thước tính theo feet; 1 feet = 0.3048m)

(8) Logo hoặc tên của chủ sở hưu container.

(9) Bảng CSC (Container Safety Convention):  CSC là công ước về container đủ tiêu chuẩn an toàn cho vận chuyển. Bảng này có hai phần gồm Approved for transport under customs seal và có đầy đủ thông tin của container từ số container, nhà sản xuất cho đến năm sản xuất, trọng lượng … có thể xem cái bảng này như là cái hộ chiếu để cho phép container đi vòng quanh thế giới. Các ký mã hiệu khác mà nhà sản xuất đưa ra nhằm hướng dẫn việc sử dựng container và những lưu ý khi chất xếp hàng hóa.

(11) Seal container

Trong vận chuyển container thường có khái niệm là “nguyên container, nguyên seal” thì nhà vận tải sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với hàng hóa bên trong.

Vậy ý nghĩa ở đây là việc bấm seal thì phải bấm bên các chốt ở bên cánh cửa phải, việc bấm seal ở cánh cửa trai hoàn toàn không có tác dụng gì trong việc đảm bảo cho hàng hóa bên trong, vì bấm ở bên cửa trái thì cánh cửa bên phải mở ra một cách bình thường không ảnh hướng đến cánh cửa bên trái. Và cũng đồng nghĩa với việc khi đóng cửa container thì đóng cửa bên trái trước.

Tuy nói vậy chứ việc bấm seal đúng kỹ thuật cũng không thể nào giúp hàng hóa bên trong an toàn được, có rất nhiều cách để có thể mở container mà không cần cắt seal, mở seal ra mà vẫn nguyên seal.

Trên đây là những thông tin trên container cơ bản mà bạn cần nắm được. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến thông tin trên container, vui lòng liên hệ để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. thông tin trên container

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Hoà Bình

Văn Phòng Giao Dịch: 24C06 – Sakura Tower – Số 47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại / Zalo:  091.152.9168 – Ms. Lisa

Mail: lisa@peacelogistics.asia

Skype: lisa@peacelogistics.asia

Bài viết liên quan:

>> Container lạnh là gì và có công dụng như thế nào?

Tin tức mới nhất

NHẬP KHẨU NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU

Nồi chiên không dầu là một thiết bị điện gia dụng giúp hỗ trợ người dùng nấu chín thức ăn mà không cần sử dụng dầu, rất thích hợp cho những người có vấn đề về cân nặng, hay bệnh huyết áp… Vi chúng có khả năng hạn chế dầu mỡ đi vào cơ thể. ... [Đọc tiếp]

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MẶT ĐÁ NHÂN TẠO

Bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt đá nhân tạo để làm bàn ăn, kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang muốn biết thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào, thuế nhập khẩu, thuế VAT ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Quy trình nhập khẩu ra sao? Thời gian ... [Đọc tiếp]

GÓC TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN CHỨNG TỪ

[GÓC TUYỂN DỤNG] Công ty Peace Logistics là một công ty Logistics đang trên đà tăng tưởng nhanh. Nhằm đáp ứng Nhu Cầu công việc của Công ty, Chúng Tôi cần tuyển Vị trí sau: Vị trí: Nhân Viên Chứng Từ Hải Quan Số lượng: 01 Mô tả công việc: – Tiếp nhận hồ sơ ... [Đọc tiếp]
091.152.9168