HIDE

Nội dung các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý xác lập quyền và nghĩa vụ cũng những vấn đề liên quan giữa các bên trong quá trình mua bán hàng hóa. Do sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt trong hệ thống và quan niệm pháp luật giữa các quốc gia, hay các tập quán thương mại quốc.tế đã dẫn đến nhiều tranh chấp không mong muốn xảy ra. Trong bài viết này, Peace Logistics chia sẻ về những nội dung cơ bản của.các điều khoản trong một hợp đồng ngoại thương thông thường.

hợp đồng ngoại thương

1. Điều khoản tên hàng

Tên hàng chính là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán – trao đổi. Bởi vậy đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời.giúp dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại. Có nhiều cách đặt tên hàng hoá, dưới đây là những cách cơ bản:

  • Tên hàng kèm theo tên thương mại.
  • Tên hàng kèm tên khoa học
  • Tên hàng kèm theo công dụng của nó
  • Ghi tên hàng kèm theo mô tả tổng hợp
  • Tên hàng kèm theo chất lượng hàng hoá
  • Tên hàng kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật định trước

2. Điều khoản số lượng trong hợp đồng ngoại thương

Trong điều khoản này các bên sẽ xác định rõ mặt lượng của hàng hóa được giao dịch. Khi quy định điều khoản số lượng trong hợp đồng, người mua, người bán thường quan tâm đến.các vấn đề: đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định khối lượng, các giấy tờ chứng minh.

2.1. Đơn vị tính số lượng

Đơn vị tính số lượng được các bên quan tâm niều vì trên thị trường thế giới có hai hệ thống đo lường quốc tế: Hệ thống đo lường mét hệ, hệ thống đo lường Anh – Mỹ. Mặt khác trong cùng một hệ thống đo lường, cùng một đơn vị đo lường nhưng khi mua bán.các hàng hóa khác nhau cũng được đo lường khác nhau. Đôi khi một đơn vị đo lường nhưng ở các nước khác nhau thì cũng được hiểu khác nhau. Ví dụ 1 bao bông ở Braxin có khối lượng là 180kg, ở Ai Cập là 330kg

2.2. Phương pháp quy định số lượng

Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, người ta có thể quy định số lượng hàng hóa giao dịch bằng hai cách:

Một làbên bán và bên mua quy định cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch

Ví dụ: 10 MT cà phê hạt hay 100 chiếc ôtô Honda…

Các quy định này thường áp dụng cho mặt hàng đếm được bằng các đơn vị cái, chiếc, hay khi mua bán các.mặt hàng có số lượng nhỏ dễ cân đo đong đếm chính xác, hoặc mua bán ở Sở giao dịch hàng hóa.

Tuy nhiên cách quy định này sẽ gặp khó khăn khi số lượng hàng hóa lớn, phải thu gom tái chế. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng các bên sẽ sử dụng cách thứ hai.

Hai làBên bán và bên mua quy định phỏng chừng về số lượng hàng hóa giao dịch.

Cách quy định số lượng phỏng chừng cho phép các bên có thể giao nhận hàng trong một khoảng chênh lệch nhất định. Khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai.

Điều khoản số lượng quy định theo cách này có thể được thể hiện trong hợp đồng bằng cách.ghi chữ “khoảng chừng” (about), xấp xỉ (approximately), “hơn hoặc kém” (more or less), +/- (cộng/ trừ) hoặc “từ….tấn mét đến…tấn mét”

Phạm vi của dung sai có thể được các bên xác định trong hợp đồng. Nếu không, nó được hiểu theo tập quán hiện hành đối với mặt hàng liên quan.

3. Điều khoản chất lượng và phẩm chất hàng hoá

Trong thương mại quốc tế, có những cách xác định phẩm chất hàng hoá dưới đây:

  • Dựa vào mẫu hàng
  • Dựa vào tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp
  • Dưa vào tài liệu kỹ thuật
  • Dựa vào các chỉ tiêu đại khái khuyên dùng
  • Dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu có trong hàng hoá
  • Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hoá đó
  • Dựa vào hiện tượng hàng hoá đó
  • Dựa vào sự xem hàng trước
  • Dựa vào dung trọng hàng hoá
  • Dựa vào quy cách sản phẩm
  • Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá
  • Dựa vào mô tả hàng hoá

4. Điều khoản giá

4.1. Đồng tiền tính giá

Giá cả trong mua bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu, hoặc của một nước thứ ba. Việc xác định loại tiền nào là tùy hàng hóa, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý đồ của một trong hai bên.

Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế khi ghi đồng tiền trong hợp đồng phải ghi đủ tên nước và tên đồng tiền: USD, SGD, JPY,…

4.2. Phương pháp quy định giá

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương thường bị thay đổi bởi nhiều yếu tố chi phối như quan hệ cung cầu, thời tiết thay đổi, biến động chính trị – xã hội,…Khi quy định giá cả người ta thường áp dụng các phương pháp sau:

  • Giá cố định
  • GIá linh hoạt
  • Giá quy định sau
  • Giá di động

5. Điều khoản giao hàng

Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ cụ thể của người bán, đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương. Chỉ khi nào người bán giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và người mua mới có cơ sở để nhận hàng như mong muốn. Nếu không có điều khoản này, hợp đồng mua bán coi như không có hiệu lực.
Trong điều khoản giao hàng các bên phải thống nhất với nhau những nội dung cơ bản sau đây:

  • Thời hạn giao hàng (Time of shipment/Shipment time)
  • Xác định địa điểm giao hàng
  • Phương thức giao hàng

6. Điều khoản thanh toán

Điều khoản thanh toán là một trong những điều khoản mà nhà xuất nhập khẩu quan tâm nhiều nhất vì nó liên quan mật thiết đến lợi ích các bên. Trong một điều khoản thanh toán sẽ có các nội dung:

  • Đồng tiền thanh toán
  • Thời hạn thanh toán
  • Phương thức thanh toán
  • Chứng từ thanh toán.

7. Điều khoản Chứng từ giao hàng

Mục này yêu cầu Người bán phải cung cấp cho Người mua những chứng từ chứng minh việc đã giao hàng cho người vận tải như hai bên đã thoả thuận. Nếu bộ chứng từ Người bán xuất trình là đầy đủ và hợp lệ mới được thanh toán bởi Người mua hoặc ngân hàng phục vụ Người mua.

Trên đây là những điều khoản cơ bản của một hợp đồng thương mại hàng hoá. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được tư vấn.

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Hoà Bình

Văn Phòng Giao Dịch: 24C06 – Sakura Tower – Số 47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại / Zalo:  091.152.9168 – Ms. Lisa

Mail: lisa@peacelogistics.asia

Skype: lisa@peacelogistics.asia

Tin tức mới nhất

NHẬP KHẨU NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU

Nồi chiên không dầu là một thiết bị điện gia dụng giúp hỗ trợ người dùng nấu chín thức ăn mà không cần sử dụng dầu, rất thích hợp cho những người có vấn đề về cân nặng, hay bệnh huyết áp… Vi chúng có khả năng hạn chế dầu mỡ đi vào cơ thể. ... [Đọc tiếp]

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MẶT ĐÁ NHÂN TẠO

Bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt đá nhân tạo để làm bàn ăn, kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang muốn biết thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào, thuế nhập khẩu, thuế VAT ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Quy trình nhập khẩu ra sao? Thời gian ... [Đọc tiếp]

GÓC TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN CHỨNG TỪ

[GÓC TUYỂN DỤNG] Công ty Peace Logistics là một công ty Logistics đang trên đà tăng tưởng nhanh. Nhằm đáp ứng Nhu Cầu công việc của Công ty, Chúng Tôi cần tuyển Vị trí sau: Vị trí: Nhân Viên Chứng Từ Hải Quan Số lượng: 01 Mô tả công việc: – Tiếp nhận hồ sơ ... [Đọc tiếp]
091.152.9168