Nhập khẩu hàng hoá nguy hiểm: Những yêu cầu chung bạn cần lưu ý
Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Vì vậy, việc nhập khẩu hàng nguy hiểm sẽ gặp phải nhiều rào cản hơn thông thường. Bởi vậy, nếu bạn đang có ý định nhập khẩu hàng hoá nguy hiểm thì hãy cùng.Peace Logistics tìm hiểu những quy định chung qua bài viết dưới đây nhé.
1. Hồ sơ để xin Giấy phép nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm
Bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau để xin Giấy phép nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm
- Đơn khai báo hàng nguy hiểm nhập khẩu;
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu (theo mẫu);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Hợp đồng nhập khẩu hàng nguy hiểm (bản sao hợp lệ);
- Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) – Bản nguyên gốc và bản dịch Tiếng Việt;
- Bộ chứng từ gửi hàng của nhà cung cấp;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sử dụng hàng nguy hiểm,chất hoá là hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại.
2. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm
- Các tổ chức đề nghị xác nhận khai báo hàng nguy hiểm nộp hồ sơ trực triếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)(hoặc đơn vị liên quan);
- Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Cục Hóa chất cấp giấy xác nhận cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Hóa chất trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp.
3. Yêu cầu khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
3.1. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hó nguy hiểm
- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông.
Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quy định. - Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực.hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu.trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương.tiện cũng dán đầy đủ biểu trưng của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.
- Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được.làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng nguy hiểm.
- Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu.chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.
3.2. Yêu cầu khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
- Tuân thủ các quy định về tuyến đường vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện.vận chuyển, mức xếp tải trên phương tiện được ghi trong Giấy phép.
- Chấp hành yêu cầu của người gửi hàng trong.thông báo gửi cho người vận tải.
- Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng nguy hiểm là chất.dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhậy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công trên.đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện.
4. Những yêu cầu khác cần lưu ý khi nhập khẩu hàng hoá nguy hiểm
4.1. Yêu cầu về đóng gói, dán nhãn hàng hoá nguy hiểm
- Các Bộ, ngành quy định tại Điều 5, khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm công bố danh mục hàng nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.
- Việc đóng gói hàng nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân.thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Những loại hàng, nhóm hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.thì thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành.
- Phía ngoài mỗi kiện hàng, thùng chứa hàng nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy.hiểm được quy định tại Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
- Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở.giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm được quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành.kèm theo Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
4.2. Yêu cầu về thùng chưa hàng hoá nguy hiểm
- Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm quy định các loại vật liệu dùng để làm.bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng.và tiêu chuẩn kiểm định của bao bì chứa đựng, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng nguy hiểm.
- Chỉ được sử dụng những bao bì, thùng chứa.hàng nguy hiểm đạt quy chuẩn quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi nhập khẩu hàng hoá nguy hiểm. Peace Logistics là một trong số ít doanh nghiệp có khả năng lo liệu thủ tục nhập khẩu hàng hoá nguy hiểm an toàn, nhanh gọn. Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ ngay hôm nay!