Hướng dẫn cách điền mẫu packing list chính xác nhất
Trong bài viết này, Peace Logistics sẽ hướng dẫn các bạn cách điền mẫu Packing List như thế nào cho đúng. Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về khái niệm, cách.phân loại cũng như cách điền mẫu một cách cụ thể nhé.
1. Packing list là gì?
Packing list với nhiều tên gọi khác nhau như phiếu hàng hóa, phiếu đóng gói,… thì nội dung của chúng chỉ có.một là một loại chứng từ quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là một loại giấy tờ đối chứng với đơn hàng về hàng hóa đã đặt mà người mua có thể kiểm tra.khi nhận được hàng có đảm bảo với hàng hóa mà hai bên. mua bán đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương hay không.
Giá trị thực tế của lô hàng không được thể hiện trên.packing list mà trên đó chỉ.thể hiện các.thông tin cơ bản về hàng hóa như khối lượng hàng hóa, hình thức đóng hàng để vận chuyển,… Tuy nhiên, cũng có trường hợp packing list được gửi kèm với invoice.sẽ thể hiện được thêm các thông tin khác về hàng hóa.
2. Phân loại packing list
Các mẫu packing list hiện nay đều được ghi rõ và cụ thể từng loại ứng với cách sử dụng chúng và các thông tin trên đó có chi tiết hay không. Hiện nay, đa số các quốc gia đều sử dụng ba loại packing list, cụ thể từng loại như sau:
- Detailed packing list: được gọi là phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa. Đây là loại packing list thể hiện được rõ rang, chi tết, cụ thể các thông tin về hàng hóa vận chuyển, để có thể kiểm soát hàng hóa được gửi đến và nhận sao cho phù hợp thì bên mua và bên bán thường sử dụng loại packing list này.
- Neutral packing list: được biết đến với cái tên phiếu đóng gói trung lập hàng hóa. Một đặc điểm khác biệt của loại packing list này là nó không ghi rõ tên người bán hàng hóa(shipper)
- Packing and Weight list: Đây là loại phiếu đóng gói kèm theo phiếu kê trọng lượng của hàng hóa cần vận chuyển.
3. Hướng dẫn điền packing list
Thông thường trong một packing list bao gồm một số nội dung cơ bản các bạn cần lưu ý và điền chính xác thông tin sau khi down mẫu về
- Các thông tin của công ty phát hành: Logo, tên, địa chỉ, số fax,… được thể hiện ngay đầu văn bản
- Thông tin về Seller (người bán hàng): Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax,…
- Số packing list và ngày packing list: là bằng chứng cho quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Thông tin về buyer (người mua hàng): Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax,…
- Cảng load hàng (Port of Loading): cảng mà hàng hóa được vận chuyển lên tàu để chuyển đến nơi nhận.
- Cảng đến (Port of Destination): Là nơi cần vận chuyển hàng hóa đến.
- Tên tàu, số chuyến tàu
- Số ngày dự kiến tàu sẽ chạy
- Thông tin về hàng hóa: loại hàng, mẫu mã,…
- Khối lượng hàng hóa theo đơn vị cụ thể kèm theo số thùng, số kiện đóng một đơn vị hàng hóa.
- Trọng lượng của hàng hóa không kèm thùng, kiện đựng hàng hóa.
- Tổng trọng lượng bao gồm các vật dụng buộc, đựng hàng hóa. Chỉ cần đmả bảo cho tổng trọng lượng không vượt quá số an toàn mà tàu cần vận chuyển.
- Bên cạnh đó có thêm các ghi chú về hàng hóa
- Xác nhận của bên bán có chữ ký và dấu đóng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về packing list và hướng dẫn điền mẫu packing list, hy vọng bạn có thể áp dụng vào trong công việc một cách hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.