5 cảng biển lớn nhất tại Việt Nam
Hệ thống cảng biển Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm mục tiêu hội nhập với thế giới. Hãy cùng Peace Logistics điểm qua 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam thông qua bài viết dưới đây.
1. Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng được đầu tư với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Đây cũng là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Cầu cảng Hải Phòng dài 2.567 mét với diện tích kho hàng 52.052 m2 và có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Do cảng có luồng sa bồi lớn, tại đây chỉ tiếp nhận được tàu 6.000 – 7.000 DWT. Theo kế hoạch của Bộ Giao Thông Vận Tải thì cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng 2 bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông, đưa lượng hàng hóa thông quan lên tới 25 – 30 triệu tấn/năm.
2. Cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn là một hệ thống các cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh (Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước,…) đóng vai trò là cửa ngõ trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của miền Nam bao gồm cả vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long..
Cảng Sài Gòn gồm các khu cảng tổng hợp và cảng container bao gồm: Cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai và Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.
Cảng Sài Gòn có kế hoạch xây dựng thêm khu bến Gò Công, bến Cần Giuộc trên sông Soài Rạp, thuộc tỉnh Long An và Tiền Giang với mục tiêu là bến vệ tinh cho các khu bến chính bên trong cảng.
3. Cảng Đà Nẵngcác cảng biển
Với lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển, Cảng.Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế của thành phố và cả miền Trung.
Nằm trong Vịnh Đà Nẵng nên cảng có hệ thống giao.thông thuận lợi đóng vai trò là khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta.
Cảng Đà Nẵng ngoài là cửa ngõ chính hướng ra Biển Đông thì.còn được chọn là điểm đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước trong khu vực: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
4. Cảng Cái Lân các cảng biển
Hiện nay, cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, nó nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với.điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh dịch vụ cảng biển.
Hệ thống đường thủy, đường bộ đến các vùng kinh tế lân.cận thuận tiện cùng các yếu tố tự nhiên như: vùng nước sâu nằm gần biển, luồng lạch ngắn ít bị phù sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió do được Vịnh Hạ.Long bao bọc… giúp Cảng Cái Lân trong nhiều năm qua đã không ngừng phát triển và mở rộng.
5. Cảng Vân Phong các cảng biển
Cảng Vân Phong thuộc Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là cảng biển lớn nhất ở Việt Namvà nó có tiềm năng lớn cho việc xây dựng thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất.
Cảng Vân Phong gồm hai khu bến: Khu bến Mỹ Giang.nằm ở phía Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho dầu và các sản phẩm dầu. Khả năng tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350.000 DWT và dự kiến là 400.000 DWT vào năm 2020.
Khu vực bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam Vịnh.Vân Phong: chuyên dùng để giao nhận hàng rời.
Trên đây là 5 cảng biển lớn và tiềm năng nhất tại Việt Nam. Peace Logistics cũng cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá nội địa và quốc tế, giúp bạn.tìm được cảng dỡ và chuyển hàng hợp lý, tiết kiệm chi phí. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
>> Quy trình vận chuyển hàng lẻ bằng đường biển